Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

TÔI VÀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG
PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM
Trên cơ sở các nhận định đánh giá về lợi ích và nhu cầu của hệ thống thông tin trong sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội, thực hiện Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 – 2005, ngày 02/3/2004 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 235/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án tổng thể ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở ở Việt Nam với mục tiêu là  đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM), góp phần bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng của Việt Nam. Hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, làm chủ công nghệ và phát huy tính sáng tạo trong ứng dụng và phát triển PMNM. Tạo được một số sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đặc thù phù hợp với điều kiện và yêu cầu ứng dụng trong nước trên cơ sở PMNM. Đồng thời quyết định này cũng đưa ra các nội dung và giải pháp cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu trên.
Triển khai quyết định này các cơ quan nhà nước có liên quan đã nghiên cứu và đưa ra các chính sách cụ thể về kỹ thuật và tài chính, đặc biệt Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra một lộ trình cụ thể và ngắn hạn để trước hết các cơ quan đơn vị trong bộ máy nhà nước các cấp triển khai ứng dụng các phần mềm mã nguồn mở vào sử dụng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước (gồm các phần mềm: văn phòng OpenOffice, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt UniKey); Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và tổ chức tập huấn các phần mềm này cho nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước trên toàn quốc.
Ngày ngày 01  tháng 3  năm 2010 Bộ Giáo dục đào tạo đã ra THÔNG TƯ Số: 08/2010/TT-BGDĐT Quy định vê sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Trong văn bản này Bộ giáo dục đào tạo đã đưa ra các quy định cụ thể về nội dung, chương trình đào tạo các ứng dụng của phần mềm mã nguồn mở, đồng thời đã thiết lập Kho phần mềm tự do mã nguồn mở cho giáo dục.
1. Kho phần mềm tự do mã nguồn mở được xây dựng nhằm tập trung lưu trữ, phổ biến, chia sẻ trên mạng giáo dục EduNet và nhằm  tiết kiệm, tránh trùng lặp.
2.Kho phần mềm tự do mã nguồn mở giáo dục được đặt tại: http://opensource.moet.gov.vn hoặc http://manguonmo.moet.gov.vn và www.edu.net.vn/media”
Đồng thời đã đưa ra lộ trình cụ thể: ”Đến tháng 9 năm 2010, các cơ sở giáo dục hoàn tất việc triển khai các phần mềm OpenOffice.Org, UniKey, Firefox”
Với những động thái trên đây cho thấy Nhà nước Việt Nam đã thực sự quan tâm đến lĩnh vực phát triển phần mềm mã nguồn mở và đánh giá cao về lợi ích của nó trong chiến lược phát triển một nền công nghệ thông tin chất lượng cao và bền vững. Tuy nhiên một thực trạng chung cho thấy là tình hình ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong cộng đồng còn ở mức độ rất hạn chế. Theo báo cáo thường niên lần thứ 6 của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) được công bố thì sau 2 năm liên tiếp giảm, tỷ lệ vi phạm phần mềm ở Việt Nam vẫn ở mức 85% trong năm 2008. Thiệt hại từ nạn vi phạm bản quyền phần mềm máy tính đã lên tới 257 triệu USD, tăng 30% so với năm 2007 (Suorce: http://www./global.bsa.org)
Các chương trình triển khai đưa phần mềm mã nguồn mở vào sử dụng chủ yếu được thực hiện trong khu vực cơ quan quản lý nhà nước và cũng chỉ đạt tỷ lệ từ 30% đến 40%. Theo báo Đầu tư (Bộ kế hoạch và đầu tư) vào giữa tháng 5/2010, BSA đã công bố báo cáo về tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam trong năm 2009 với tỷ lệ "dậm chân tại chỗ" trong vòng 3 năm là 85%. Thiệt hại từ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam trong năm 2009 đã tăng 96 triệu USD so với năm 2008, tương đương 353 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 24 trong số 30 quốc gia có giá trị vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất và đứng thứ 11 về tốc độ tăng giá trị vi pham bản quyền phần mềm..Theo bình luận của BSA, Việt Nam vẫn giữ được tỷ lệ 85% là một thành công lớn trong đó đóng góp lớn nhất là từ khối các cơ quan nhà nước và khối các doanh nghiệp lớn. (nguồn:  http://baodautu.vn)
Trong lĩnh vực đào tạo, việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở cho việc soạn giảng  của giáo viên  hầu như chưa được triển khai. Một cuộc khảo sát tháng 11/2010 tại các trường trung cấp chuyên nghiệp phía Bắc Việt Nam của những người thực hiện đề tài khoa học cho thấy việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở đã được khuyến cáo của các giáo viên là rất hạn chế, chưa thực sự hình thành một xu hướng sử dụng. Đặc biệt bộ phần mềm văn phòng là công cụ cơ bản trong soạn giảng thì tất cả các PC đều cài đặt Microsoft Office, ứng dụng phần mềm mã nguồn mở chỉ dừng lại ở tỷ lệ rất thấp đối với những tiện ích đơn giản như Bộ gõ UniKey, trình duyệt Mozilla Firefox, Google Chrome...  
Số liệu khảo sát cho thấy đối với các phần mềm cơ bản gồm Hệ điều hành, Văn phòng, Trình duyệt Internet, có tới trên 90% giáo viên sử dụng các phần mềm thương mại, chủ yếu là các phiên bản của hãng Microsoft.
Mức độ sử dụng hai loại phần mềm


Kết quả khảo sát còn cho thấy tình trạng vi phạm bản quyền dưới hình thức sử dụng các phiên bản crack bất hợp pháp một cách thụ động đang ở mức rất cao. Chỉ có rất ít trường hợp sử dụng các phần mềm thương mại có bản quyền nhưng đều không được cam kết cập nhật miễn phí nên chắc chắn sẽ chuyển sang sử dụng các phiên bản mới crack.



Trong tình hình như vậy, những người thực hiện đề tài tiến hành chuyên đề nghiên cứu THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG TIỆN ÍCH MỘT SỐ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ VÀO GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP.
Đây là một hợp phần cấu thành và là một bước nghiên cứu quan trọng của đề tài. Kết quả nghiên cứu chuyên đề sẽ là tiền đề để triển khai các nội dung nghiên cứu tiếp theo
Chủ nhiệm đề tài


HOANGIUMUN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét