Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Kỳ lạ những điều kiêng kỵ trong Tháng Cô hồn

Nguồn: http://tinvn.info
1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
2. Người yếu bóng vía, không nên đi chơi đêm vào ngày này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “Một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
4. Không tuỳ tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.
5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.
7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trặc trẹo chân.
9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập.
10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác “hình như” có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt

19. Khi ngủ ai đó ngủ không được tô vẻ vì khi tỉnh dậy người bị vẽ k thể nhập lại hồn vào thể xác
 20. không được trả lời ai khi nghe gọi trong lúc ngủ nếu không ma sẽ dẫn bạn đi .

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

THÀNH NGỮ BỐN CHỮ

Qua cầu rút ván
Đánh bùn sang ao
Mưa dầm thấm sâu
Rung cây dọa khỉ
Già đòn non nhẽ
Rứt dây động rừng
Mèo mả gà đồng
Cạn tàu ráo máng
Hồng nhan bạc mệnh
Nhớn bùi bé mềm
Gần mực thì đen
Già dái non hột
Ăn trên ngồi trốc
Tát nước theo mưa
Kẻ cắp bà già
Danh chính ngôn thuận
Lừa thầy phản bạn
Ngậm miệng ăn tiền
Giấy trắng mực đen
Ngồi lê mách lẻo
Chuột sa chĩnh gạo
Lời nói gió bay
Ăn vóc học hay
Bút sa gà chết
Giận cá chém thớt
Quá khẩu thành tàn
Nghiêng nước nghiêng thành
Ăn cháo đáo bát
Vào hang bắt cọp
Giương đông kích tây
Cố đấm ăn xôi
Thiên duyên kỳ ngộ
Lên voi xuống chó
Ăn chắc mặc bền
Chân cứng đá mềm
Tát cạn bắt sạch
An cư lạc nghiệp

Tai vách mạch rừng
.....

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

MÔNG LUNG!


Có người nói : đừng buồn!
Khiến lòng tôi tê tái
Có người nói : Cút đi
Bước chân tôi quay lại
Người bảo tôi ở lại
Tôi thẫn thờ quay lưng
Có người bảo: Đừng hòng!
Mà vòng tay rất chặt
Có người nói: Chân thật...

Là chân gỗ vô tình
Sông nói: Chảy hết mình
Mà đáy sâu bồi lắng
Sớm nay em bảo nắng
Tôi về dầm trong mưa
..

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

TÔI VÀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SỬ DỤNG
PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ Ở VIỆT NAM
Trên cơ sở các nhận định đánh giá về lợi ích và nhu cầu của hệ thống thông tin trong sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội, thực hiện Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58- CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 – 2005, ngày 02/3/2004 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 235/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án tổng thể ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở ở Việt Nam với mục tiêu là  đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM), góp phần bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng của Việt Nam. Hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, làm chủ công nghệ và phát huy tính sáng tạo trong ứng dụng và phát triển PMNM. Tạo được một số sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đặc thù phù hợp với điều kiện và yêu cầu ứng dụng trong nước trên cơ sở PMNM. Đồng thời quyết định này cũng đưa ra các nội dung và giải pháp cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu trên.
Triển khai quyết định này các cơ quan nhà nước có liên quan đã nghiên cứu và đưa ra các chính sách cụ thể về kỹ thuật và tài chính, đặc biệt Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra một lộ trình cụ thể và ngắn hạn để trước hết các cơ quan đơn vị trong bộ máy nhà nước các cấp triển khai ứng dụng các phần mềm mã nguồn mở vào sử dụng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước (gồm các phần mềm: văn phòng OpenOffice, thư điện tử trên máy trạm Mozilla ThunderBird, trình duyệt web Mozilla FireFox và bộ gõ tiếng Việt UniKey); Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng và tổ chức tập huấn các phần mềm này cho nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước trên toàn quốc.
Ngày ngày 01  tháng 3  năm 2010 Bộ Giáo dục đào tạo đã ra THÔNG TƯ Số: 08/2010/TT-BGDĐT Quy định vê sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. Trong văn bản này Bộ giáo dục đào tạo đã đưa ra các quy định cụ thể về nội dung, chương trình đào tạo các ứng dụng của phần mềm mã nguồn mở, đồng thời đã thiết lập Kho phần mềm tự do mã nguồn mở cho giáo dục.
1. Kho phần mềm tự do mã nguồn mở được xây dựng nhằm tập trung lưu trữ, phổ biến, chia sẻ trên mạng giáo dục EduNet và nhằm  tiết kiệm, tránh trùng lặp.
2.Kho phần mềm tự do mã nguồn mở giáo dục được đặt tại: http://opensource.moet.gov.vn hoặc http://manguonmo.moet.gov.vn và www.edu.net.vn/media”
Đồng thời đã đưa ra lộ trình cụ thể: ”Đến tháng 9 năm 2010, các cơ sở giáo dục hoàn tất việc triển khai các phần mềm OpenOffice.Org, UniKey, Firefox”
Với những động thái trên đây cho thấy Nhà nước Việt Nam đã thực sự quan tâm đến lĩnh vực phát triển phần mềm mã nguồn mở và đánh giá cao về lợi ích của nó trong chiến lược phát triển một nền công nghệ thông tin chất lượng cao và bền vững. Tuy nhiên một thực trạng chung cho thấy là tình hình ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong cộng đồng còn ở mức độ rất hạn chế. Theo báo cáo thường niên lần thứ 6 của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) được công bố thì sau 2 năm liên tiếp giảm, tỷ lệ vi phạm phần mềm ở Việt Nam vẫn ở mức 85% trong năm 2008. Thiệt hại từ nạn vi phạm bản quyền phần mềm máy tính đã lên tới 257 triệu USD, tăng 30% so với năm 2007 (Suorce: http://www./global.bsa.org)
Các chương trình triển khai đưa phần mềm mã nguồn mở vào sử dụng chủ yếu được thực hiện trong khu vực cơ quan quản lý nhà nước và cũng chỉ đạt tỷ lệ từ 30% đến 40%. Theo báo Đầu tư (Bộ kế hoạch và đầu tư) vào giữa tháng 5/2010, BSA đã công bố báo cáo về tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam trong năm 2009 với tỷ lệ "dậm chân tại chỗ" trong vòng 3 năm là 85%. Thiệt hại từ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam trong năm 2009 đã tăng 96 triệu USD so với năm 2008, tương đương 353 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 24 trong số 30 quốc gia có giá trị vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất và đứng thứ 11 về tốc độ tăng giá trị vi pham bản quyền phần mềm..Theo bình luận của BSA, Việt Nam vẫn giữ được tỷ lệ 85% là một thành công lớn trong đó đóng góp lớn nhất là từ khối các cơ quan nhà nước và khối các doanh nghiệp lớn. (nguồn:  http://baodautu.vn)
Trong lĩnh vực đào tạo, việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở cho việc soạn giảng  của giáo viên  hầu như chưa được triển khai. Một cuộc khảo sát tháng 11/2010 tại các trường trung cấp chuyên nghiệp phía Bắc Việt Nam của những người thực hiện đề tài khoa học cho thấy việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở đã được khuyến cáo của các giáo viên là rất hạn chế, chưa thực sự hình thành một xu hướng sử dụng. Đặc biệt bộ phần mềm văn phòng là công cụ cơ bản trong soạn giảng thì tất cả các PC đều cài đặt Microsoft Office, ứng dụng phần mềm mã nguồn mở chỉ dừng lại ở tỷ lệ rất thấp đối với những tiện ích đơn giản như Bộ gõ UniKey, trình duyệt Mozilla Firefox, Google Chrome...  
Số liệu khảo sát cho thấy đối với các phần mềm cơ bản gồm Hệ điều hành, Văn phòng, Trình duyệt Internet, có tới trên 90% giáo viên sử dụng các phần mềm thương mại, chủ yếu là các phiên bản của hãng Microsoft.
Mức độ sử dụng hai loại phần mềm


Kết quả khảo sát còn cho thấy tình trạng vi phạm bản quyền dưới hình thức sử dụng các phiên bản crack bất hợp pháp một cách thụ động đang ở mức rất cao. Chỉ có rất ít trường hợp sử dụng các phần mềm thương mại có bản quyền nhưng đều không được cam kết cập nhật miễn phí nên chắc chắn sẽ chuyển sang sử dụng các phiên bản mới crack.



Trong tình hình như vậy, những người thực hiện đề tài tiến hành chuyên đề nghiên cứu THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG TIỆN ÍCH MỘT SỐ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ VÀO GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP.
Đây là một hợp phần cấu thành và là một bước nghiên cứu quan trọng của đề tài. Kết quả nghiên cứu chuyên đề sẽ là tiền đề để triển khai các nội dung nghiên cứu tiếp theo
Chủ nhiệm đề tài


HOANGIUMUN

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Ngày Sinh Nhật

Thời gian lặng lẽ vô tình

Ta đâu nhặt lại được mình ngày qua

Bâng khuâng dốc đá chiều tà

Một đời ước hẹn vẫn là quên nhau

Thôi đừng trông lại đằng sau

Cho nhân gian vẫn còn câu Vô Tình

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

ĐẠO NỖI ĐAU



Truyện ngắn

Tự ngàn xưa, việc gắn giò chả với nghệ thuật, giường chiếu gắn với nhân sinh quan…., là việc không lạ. Những kẻ hùng hổ có thể làm nên những luận thuyết, thậm chí ra cả một tín ngưỡng từ những trò ấy. Thằng người được kể ra ở đây không thuộc hạng hùng hổ, có thể xếp hắn vào cái rọ a dua thứ cấp!
Thế mà hắn lại yêu thơ, lại sinh sự làm thơ mới khổ chứ. Thơ hắn làm chả được bài nào nên hồn, chỗ nhão nhoẹt, chỗ khê nồng, có đoạn lại sống sít..., thế mà hắn vẫn cứ đắm đuối mầy mò, viết viết rồi đọc đọc, rồi vơ vò, rồi ném bọp vào thùng rác! Hắn ao ước lắm, một lúc nào đó hắn viết được những vần điệu có hồn, có cánh tự bốc bay lên....
 Một đêm Nguyên Tiêu có tiền và có người, hai cơ quan đồng tổ chức Đêm Thơ, có tới số trăm người theo dõi. Hắn ta là một thằng được mời dự khán. Chộn rộn vì tình yêu thơ, hắn lập cập đến từ rõ sớm. Vừa đến, hắn đã ngồi phịch giữ chỗ, mắt thao láo chữ o dán vào từng gương mặt nhà thơ mà hắn từng hâm mộ, tay thì bốc hạt hướng dương cắn nhoay nhoáy.
Những người tổ chức đã thừa hiểu giao lưu thơ là như thế nào, nhất là giao lưu giữa những người sở hữu hàng trăm ngôn từ, ý tứ…,  mà không có trọng tài. Thế nên bản thân dù có máu me muốn tự PR một tý,  họ cũng phải tỏ ra vô tư cách điệu. Nhạc sỹ Điêu Tàn được chọn làm trưởng ban tổ chức. Để đánh bóng cái nghệ danh Điêu Tàn, ông xếp ngay tác phẩm của mình chơi vào phần chào mừng. Để trấn an các nhà thơ ngồi dưới, nhạc sỹ khéo léo giới thiệu đấy là tác phẩm phổ nhạc một bài thơ của tác giả địa phương. Tác giả ấy chính là hắn!
Chả biết ông nhạc sỹ vô tình hay hữu ý mà hắn ta tắp lự được tôn thành nhà thơ và con tim hắn như òa vỡ con tim khi nghe lời giới thiệu. Chả thi sỹ nào lại không sướng khi được một nhạc sỹ tên tuổi như Điêu Tàn gắn giai điệu cho thơ của mình. Thế nhưng cái cách sướng của tay này sau khi nghe xong bài hát không có vẻ giống thi sỹ! Hắn bảo:
-Em làm thơ vớ vẩn, tự kỷ thôi, làm gì có bài thơ hoành tráng thế!
Hắn vẻ như sắp khóc, mấy bậc cao niên dúi cho hắn chén rượu vang, lại xòe luôn mấy bộ răng lủng liểng cho hắn đưa cay, thế là hắn dốc tọt chén rượu vào họng, giơ hai bàn tay vỗ vào nhau “chẹp chẹp….”, xung quanh vỗ tay rào rào, vài đứa bĩu môi ghen tỵ, vài người xòe tay chúc mừng…. Xuân mà lị!
Dù đã kìm hãm mà nước mũi hẵn vẫn rề rề trông kinh chết. Nhiều người khó hiểu, dúi mắt vào bộ mặt trang điểm bằng bụi đất của hắn. Như để thanh minh cho bộ dạng của mình, hắn ta lập cập kể lể nguồn cơn. Vài người tò mò vểnh tai lắng nghe hắn. Vài tiếng ừ à, hế há chìm nghỉm trong tiếng đọc thơ phóng thanh choang choác trên sân khấu.
Cách đây cả chục năm, huyện Liên Sơn tổ chức hội diễn văn hóa văn nghệ, hắn xăng xái làm một trong những hạt nhân văn nghệ của cơ quan. Ngọ nguậy như lên cơn đồng bóng, hắn viết và dựng hẳn một bài hát ca ngợi quê hương Liên Sơn của hắn. Ban giám khảo cho tiết mục ấy giải A. Chủ khảo ngày ấy chính là nhạc sỹ trưởng ban tổ chức ngày Nguyên Tiêu hôm nay. Thế là, hôm nay vinh quang đã đến với hắn. Lần đầu tiên, hắn được giới thiệu là tác giả thơ cho bài hát của nghệ sỹ Điêu Tàn!
Chắc vì hạnh phúc quá to và bất ngờ nên nước mũi “nhà thơ bất đắc dĩ” này vẫn chảy dài trông tởm chết đi được! Con mẹ nhà thơ Chim Chích vểnh bộ mào gà bảo hắn:
-Tâm trạng mày thế nào? Có muốn nói với anh em nghệ sỹ chúng tao hay để tao mua cho mày cái chum đất nung để chôn lời? Bất quá nửa số nhuận bút thơ của tao!
-Xin người, xin người …., để tôi nói!
Hắn nói, nhưng … khủng khiếp quá! Không phải bởi tích trò, không phải bởi ngôn từ…, mà bởi mũi dãi của hắn….:
-Bài hát ấy em đặt tựa là: “Hát về quê hương Liên Sơn”, ca từ tự em đặt còn nhớ rành rọt từng chữ, kết cấu âm nhạc gồm hai khổ, khổ đầu có chất tự sự em viết nhịp sáu tám, khổ sau rộn rã em viết nhịp hai bốn, đậm chất pốp Đàng Ngoài…., bây giờ ông ấy lại bảo đấy là em làm thơ!
-Mày bốc phét! Lại thằng nào xì xoẹt cho mày phải không?
-Em thề là sự thật! Em đã gửi cả bản nhạc và bài hát cho báo Tro Tàn nhưng không được đăng, có lẽ vì nó không vì cái gì…
-Ối xời, thằng nhà quê như mày mà cũng sinh sự viết nhạc hả? – con mẹ Chim Chích cất giọng the thé!
Trong tâm trí hắn, những bậc tiền bối về văn, thơ, họa, nhạc… đều có yếu tố hàn lâm cả, chả dám mạo phạm, nhưng con mẹ Chim Chích này thì hắn không chấp nhận được! Một con Chích chòe trong làng Sáo sậu, lại còn dám hót cả những cung bậc của những đại ca Diều hâu, dọa nạt người lành, vớ vẩn!
Hắn đã trợn mắt đứng lên nhưng rồi hắn lại ngồi xuống gục đầu, úp mặt! Hắn đâu phải pờ - rô? Cái kết cấu hai khổ nhạc trong bài hát ban đầu của hắn quý hóa lắm mới được nhạc sỹ Điêu Tàn “tạm dùng”, ca từ của hắn được chuyển thành thơ... Thế là ưu ái lắm còn gì?
Nuốt thêm ngụm rượu, nuốt luôn cả cái cục nghèn ngẹn ở cổ cùng nỗi niềm thơ phú, hắn khật khưỡng bỏ ra về, con mẹ Chích chòe vẫn lích chích bên tai hắn:
-Cẩn thận, đừng có mà manh động! Tao sẽ kiện mày tội “đạo nỗi đau” của tao!


Hắn về nhà, hùng hục gỡ hết mấy cái nan cài chéo rọ gà, thông thống một cái cửa. Nhưng rồi đám gà cũng chỉ ngó qua chứ chẳng con nào dám tự ý chui ra, có vẻ chúng nghi ngờ không gian rộng mở ngoài kia rủi ro hơn cái rọ lục sục này! Hắn thở dài đánh sượt rồi cài lại mấy cái nan, thôi thì...! Hắn chả dám đạo nỗi đau của các nghệ sỹ, vì hắn đâu phải là nghệ sỹ./.