Tháng
Ba đến, nhẹ nhàng như như cái trở mình của cô thiếu
nữ. Ấy vậy mà sao trời đất với lòng người lại cứ
cồn cào mỗi khi cái vòng quay muôn thuở của nguyệt lịch
ấy hôm mai trở lại.
Tháng
Ba, cây cối như phổng phao, những cánh lá lúa mơn mởn,
xanh mỡ. Mọi thứ chắt bóp từ mùa đông tháng giá năm
ngoái, giờ như được dịp bung nở. Xanh đến no nê con
mắt, xanh dịu cả những đau đáu lo âu và những se sắt
ngóng trông. Từ cánh đồng tôi rẽ vào làng, bắt gặp
đám chồi tre xanh ngút mắt. Lại từ nhánh bê tông đường
làng tôi quặt vào khu đồi rừng nhà ai đó, những keo,
những bạch đàn, những đám cỏ dại lùng nhùng... , tất
cả đều rạng ngời những búp, những lá xanh non.
Tháng
Ba, hoa xoan bung nở, tím nhạt cả một triền ký ức người
ta. Đêm xuống, chút heo may sót lại cuối mùa khẽ khàng
lùa hương ngan ngát đi đến tận cùng lối nhỏ. Cái thứ
hoa không rực rỡ, cũng chẳng kiêu sa, mà biết bao lòng
người đau đáu
Hoa
xoan mỗi sớm bình minh
Rơi
nghiêng mái tóc chúng mình đi qua
(Hoa
xoan –Tùy Phong)
Một
bước chân phiêu du rẽ về một ngõ làng quê Bắc bộ,
những cánh hoa xoan lắc rắc kín mặt đường. Người
phương lạ sẽ dẫm chân bước qua, lòng người dân Bắc
Bộ thì như chững lại
Bữa
ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa
xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
(Mưa
xuân – Nguyễn Bính)
Những
cánh hoa xoan li ti đâu đến độ "vơi đầy" trên
ngõ đường quê? Chỉ là hồn người rưng rưng mỗi độ
tháng Ba về, hoài niệm bời bời trong ký ức mà
thôi!Tháng Ba cồn cào bởi cả những dấu ấn xót xa của
nó hằn lên nhiều thế hệ. Dân trồng lúa Bắc Bộ ai
chẳng biết đến thành ngữ "Tháng
Ba, ngày Tám", ai cũng
hiểu nội hàm của cái từ "giáp hạt". Bao đời
qua, vào cái vòng quay đôi vụ chiêm mùa, tháng Ba đến là
khi vụ mùa đã qua lâu, vụ chiêm mới đang phập phồng,
hạt thóc trong bồ đã vơi hao, cái đói rập rình khắp
chốn.
Năm
ấy mẹ sinh em mùa đói.
Tháng
Ba nhọc nhằn và hoa gạo rụng hố vôi.
(Nỗi
niềm tháng Ba– Bình Nguyên Trang)
Có
những độ giáp hạt, cả làng tôi đói. Hạt thóc làm
nên văn hóa. Cha mẹ tôi cùng số đông dân làng phải lục
tìm khắp triền đồi, hẻm núi để đào những gốc sắn
hoang lấy củ mang về cho lũ chúng tôi qua bữa. Những
tháng Ba ấy qua đi với bao ký ức lấm luối, nhọc nhằn.
Không dám oán Trời, chỉ oán đời đã đày đọa những
kiếp người lao khổ.Và rồi vẫn còn đó những heo may
cuối vụ. Câu chuyện Nàng Bân đan áo cho chồng chẳng
giúp những tái tê đời thường dịu bớt. Câu chuyện
tưởng xưa nhưng vẫn gần đây lắm, nghe lại rồi thấy
xót xa thêm:
Ngày
rét tháng Ba xưa mẹ không mang áo ấm
Chiếc
khăn choàng trên cổ cũng phong phanh
Thân
cò vẫn sớm chiều bên vuông đất
Lo
cho con từng bữa những ngọt lành.
(Vần
thơ ơn Mẹ - NgưngThu)
Tháng
Ba, có cả những hào hùng lịch sử làm nên tầm vóc đất
nước con người Việt Nam. Một thuở dựng nước với
truyền thuyết "Sơn Tinh Thủy Tinh" luôn được
mỗi người dân Việt nhắc đến vào ngày Giỗ Tổ. Có
một câu ca dao nằm lòng đồng bào từ Nam chí Bắc:
Dù
ai đi ngược về xuôi
Nhớ
ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba
Câu
ca dao đâu chỉ nhắc dân ta về ngày tháng, đâu chỉ nhắc
dân tộc ta về nguồn gôc. Còn đó biết bao sự tích oai
hùng suốt bốn ngàn năm tạo dựng, bồi đắp nên dải
đất hình chữ S này . Ngày "mồng mười tháng ba"
ấy đã cho mỗi con dân đất Việt cảm nhận về những
kỳ tích khai sơn phá thạch, bạt rừng lấn biển của
cha ông, lại tự hào trong ánh hào quang của Phù Đổng
Thiên Vương không biết khom mình làm nô lệ. Đốt nén
nhang thơm dâng ngày Giỗ Tổ, dù trai gái, trẻ già cũng
không quên sức mạnh diệu kỳ của lẫy nỏ thần trước
thế giặc điên cuồng cướp nước...Gần đây lắm, cuộc
trường chinh của dân tộc dành chủ quyền toàn vẹn cho
dải đất thiêng liêng đã kết thúc vang dội bởi chiến
dịch tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, đã ghi vào vòng
quay thời gian muôn vạn thuở một tháng Ba đất nước
hóa thiên thần
Tháng
Ba, trên đất Việt Nam này như có một cảnh săc riêng
khiến muôn vạn người vừa say đắm miên man, vừa cồn
cào khắc khoải. Một cành hoa gạo đỏ, một chùm hoa
vông lập lòe... cũng làm ra sắc cảm.
Em
ở đây không có mùa hoa gạo.
Đỏ
rực trời đốt cháy tháng ba.
Cho
lòng ai thổn thức lúc chia xa.
Quay
quắt bước mà hồn còn một nửa
(Mùa
hoa Gạo – Gió Phương Nam)
Lụa
sim trải tím chân đồi.
Lửa
dânghoa gạothắp trời tháng ba.
Cánh
cò lả cuối đồng xa.
Gió
thơm sóng tóc em à ơi...bay !
(Cỏ
đêm – Phan Thanh Minh)
Tháng
Ba, cái gió chuyển mùa nặng trịch làn hơi ẩm. Tấp tửng
những đám mây đen vần vũ với những ánh chớp cùng
tiếng sấm rền sang Hạ. Bìa rừng quê tôi lúp xúp những
đám nứa tép nhỏ bằng ngón tay, bất chợt có thể gặp
những bãi nấm đội lá nứa khô mọc lên một lần duy
nhất trong năm. Người quê tôi gọi đó là nấm Muốt.
Thứ nấm ấy nấu canh ăn ngọt và lành. Người hái được
nấm Muốt thường là người có kinh nghiệm đi tìm hoặc
là người may mắn gặp được đúng ngày, đúng nơi nấm
mọc.
Tháng
Ba, cái tết Hàn Thực của người Việt như một sự giao
thoa của những triết lý sống. Chộn rộn từ cả ngày
hôm trước để rồi cả ngày mồng Ba tháng Ba không nổi
lửa bếp. Vị mát ngọt mía đường , bột nếp với mùi
hương hoa bưởi thanh tao của bánh trôi, bánh chay như đưa
hồn người về với sự tĩnh lặng của cõi thiền cùng
sự ngưỡng mộ hiền đức từ cõi tâm linh của những
con người đương đại....
Tháng
Ba, cái tháng giao mùa rồi cũng sẽ đi qua. Những cơn mưa
giông mùa hè rồi cũng ào ạt tới, hoa gạo rồi cũng lần
lượt buông mình... Vòng quay thời gian thì thật vô tình,
nhưng những bộn bề tháng Ba thì đã mấy ai không vấn
vít